DC&PT - Thời Sự 2019
Tổng bí thư đảng
Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà
Nội, ngày 02/04/2018.REUTERS/Kham
Điều gây chú ư nhất trong
lễ Quốc tang tướng Lê Đức Anh, nguyên
chủ tịch nước Việt Nam, hôm 03/05/2019, là sự vắng mặt của lănh đạo
Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Sự vắng mặt
này có ư nghĩa như thế nào đối với chính
trường Việt Nam ? Nhà báo Phạm Chí Dũng từ
Sài G̣n phân tích.
Những điều ǵ
đáng chú ư trong lễ tang ông Lê Đức Anh ?
Điểm đáng chú ư nhất trong
lễ tang này, đó là không phải sự quan tâm đối
với người đă chết, mà là sự hiện
diện hay không của người c̣n sống - ông kiêm hai
chức, tổng bí thư và chủ tịch Nước
Nguyễn Phú Trọng. Điều đặc biệt
nhất trong lần này ông Nguyễn Phú Trọng đă không
xuất hiện, mặc dù trước đó khoảng một
tuần, bộ Ngoại Giao đă chính thức thông báo là ông
Nguyễn Phú Trọng sẽ làm trưởng ban Tang lễ.
Và sau đó, chủ tịch Quốc Hội là Nguyễn
Thị Kim Ngân cũng thông báo là sức khỏe của
đồng chí tổng bí thư, chủ tịch
Nước đang hồi phục nhanh chóng. Và người
ta trông chờ sự xuất hiện của ông Nguyễn
Phú Trọng với một sự quan tâm chưa từng có.
Tôi nhớ rằng, đă lâu lắm
rồi, mà có thể là chưa từng có một lễ tang
nào mà người dân – khối cán bộ, công chức
lại quan tâm đến mức như thế.
Và điểm thứ hai là khi ông
Nguyễn Phú Trọng không xuất hiện, th́ trưởng ban Lễ tang lại rơi vào
một người khác. Đó là quan chức, phó thủ
tướng thường trực Trương Ḥa B́nh,
cũng là một ủy viên Bộ Chính Trị. Tuy nhiên,
sự xuất hiện của ông Trương Ḥa B́nh,
với tư cách trưởng ban Tang lễ tướng Lê
Đức Anh dường như có một sự mâu
thuẫn rất lớn với một nghị định
của chính phủ số 105, quy định phải là
tổng bí thư hoặc chủ tịch Nước làm
trưởng ban Lễ tang (1).
Từ việc ông Nguyễn
Phú Trọng không có mặt trong lễ tang có thể suy ra
những ǵ đang hoặc sắp diễn ra trong chính
trường Việt Nam ?
Trước mắt là vấn
đề cá nhân, vấn đề sức khỏe của
ông Nguyễn Phú Trọng. Và sau đó vấn đề
thứ hai là những người có thể kế nhiệm
Nguyễn Phú Trọng, và những thay đổi có thể
dẫn đến đảo lộn trong chính trường
Việt Nam trong thời gian tới, có lẽ là không bao lâu
nữa.
Về sức khỏe của ông
Nguyễn Phú Trọng, mặc dù có những thông tin tích
cực về việc điều trị của ông ta. Có
những thông tin trước đó một tuần là ông
ấy đang phục hồi, rồi tập xe lăn,
cũng như tập nói, tập phát âm. Nhưng mà cho
tới nay, đă hơn nửa tháng, từ khi ông Trọng
bị một biến cố về sức khỏe ở Kiên
Giang, nơi được gọi là « căn cứ
địa cách mạng » của gia tộc Nguyễn
Tấn Dũng, đă không có bất kỳ h́nh ảnh nào
của ông Trọng. Mặc dù, báo chí, báo Đảng, hệ
thống tuyên giáo vẫn ra rả đưa tin về
chuyện ông Trọng, hôm nay gửi thư, điện chúc
mừng giới lănh đạo Bắc Triều Tiên, ngày mai
gửi thư điện mừng đến một số
quốc gia khác. Thậm chí là kể cả h́nh ảnh ông
Trọng ngồi trên giường bệnh cũng không có
nổi. Điều đó cho thấy là vấn đề sức
khỏe của ông Trọng không thể là vấn đề
nhỏ, mà là vấn đề rất lớn.
Trong khi đó, chúng ta thấy chính
trường Việt Nam đă bắt đầu có
những xáo trộn ngầm. Dường như mọi
chuyện đang ngưng trệ về nhiều mặt, khi
ông Nguyễn Phú Trọng phải điều trị.
Đang điều trị
hay là biến mất khỏi chính trường ?
Nếu nói là « biến mất »
khỏi chính trường, th́ người ta lại cho
rằng tôi nói theo « thuyết âm mưu ». Nhưng
thực sự là, trong nhiều trường hợp,
thuyết âm mưu ở Việt Nam (hay cũng có thể
gọi là các suy đoán, hay « tin đồn ») lại
khá là gần với thực tế. Nếu kể
đến trường hợp của trưởng ban
Nội Chính Nguyễn Bá Thanh cuối 2014, đầu 2015,
của bộ trưởng Quốc Pḥng Phùng Quang Thanh
giữa năm 2015, hay Trần Đại Quang, chủ
tịch Nước vào năm 2017, 2018, th́ có khá nhiều
thuyết âm mưu, các thông tin đồn đoán bên ngoài,
liên quan đến thuyết âm mưu đó lại
được xác thực sau đó.
Cũng cần phải nhắc
lại một hoàn cảnh của ông Trần Đại
Quang. Trước khi chết chỉ có một, hai ngày ông
Trần Đại Quang c̣n gửi thư, điện
đến một số nước, và c̣n tiếp đoàn
Trung Quốc. Sau đó th́ ông ta lăn ra chết.
Nói như vậy, để cho
thấy rằng, ở góc độ nào đó, khách quan mà
nói, thuyết âm mưu (hay tin đồn) nó sẽ có tính xác
thực, nếu như được thực tế
chứng minh là đúng. Trong trường hợp ông
Nguyễn Phú Trọng, có thể nói rằng, dùng từ ông ta
« mất tích » hay « biến mất » khỏi
chính trường Việt Nam, trong trường hợp này,
vẫn có thể được. Chúng ta có thể so sánh, khi
ông Trọng c̣n b́nh thường, chưa gặp vấn
đề về sức khỏe, ít nhất trên mặt công
luận, báo chí, th́ tần suất xuất hiện là từ
2 đến 4 ngày, chậm lắm là 5 ngày. Có những giai
đoạn, hàng ngày xuất hiện đều đặn.
Nhưng từ 14/04/2019, khi xảy ra sự biến Kiến
Giang, th́ đă hơn nửa tháng rồi. Mà không xuất
hiện, th́ có thể dùng từ biến mất, hoặc
mất tích
Xin giải thích rơ hơn
về cái gọi là « thuyết âm mưu » ?
Với Nguyễn Phú Trọng,
hiện nay có hai thuyết âm mưu, hay cũng có thể
gọi là « suy đoán ». Một là ông Trọng cố
ư, để né tránh việc đi « chầu Thiên tử
ở phương Bắc », liên quan đến hội
nghị BRI - thượng đỉnh Sáng kiến Một
vành đai, Một con đường, do Trung Quốc
tổ chức lần thứ hai. Thay vào đó là thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đó là thuyết âm mưu
thứ nhất. Và thuyết âm mưu nữa là ông Nguyễn
Phú Trọng có thể là rơi vào t́nh trạng bệnh
tật chủ ư như vậy, là một thủ
đoạn chính trị, mang tên là « giả chết
bắt quạ », thường được các
triều đại Trung Quốc trong lịch sử sử
dụng.
Hai suy đoán này có cơ
sở không ?
Về thuyết âm mưu thứ
nhất, để tránh đi hội nghị BRI ở Trung
Quốc, có một cơ sở trước đó.
Nguyễn Phú Trọng đă có một số động tác
giăn Trung, và song song với giăn Trung là ngả về Mỹ.
Biểu hiện chứng minh rơ ràng nhất, cho việc
ngả về Mỹ, là cuộc gặp tổng thống
Mỹ Donald Trump ở Washington sắp tới, nếu ông ta
kịp phục hồi sức khỏe. Và trong cuộc
gặp đó hai bên sẽ bàn về vấn đề
tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp
tác quốc pḥng, và đặc biệt là vấn đề
Biển Đông. Và kể cả sự hiện diện
của một tàu sân bay thứ hai của Mỹ tại
Biển Đông, có thể ngay tại cảng Cam Ranh. Và có
thể bàn tiếp vấn đề hợp tác cấp
chiến lược Việt – Mỹ.
Đó là cơ sở cho thuyết âm
mưu về việc Nguyễn Phú Trọng tránh đi Trung
Quốc. Tuy nhiên, để thuyết âm mưu này đúng,
th́ nó phải diễn ra một việc khác : Nếu
Nguyễn Phú Trọng chủ động tạo ra t́nh
trạng bệnh tật của ḿnh đủ nặng,
để khỏi phải đi Trung Quốc, th́ ông ta
đă phải t́m cách thông tin, bắn tin cho Trung Quốc,
đặc biệt cho các cơ quan t́nh báo Trung Quốc
nắm được việc này, t́nh trạng bệnh
tật của ông ta như thế nào. Nếu như
vậy, th́ ông ta phải thông qua một cái kênh rất ưa
thích : báo Đảng. Vấn đề là, làm sao để
lư giải được : V́ sao từ ngày 14/04 ở Kiên
Giang đến nay, đă không có bất cứ một ḍng
một chữ nào từ báo Đảng, về t́nh trạng
bệnh tật thực chất của Nguyễn Phú
Trọng, mà chỉ nói theo Tuyên giáo, có vấn đề ǵ
đó. C̣n dư luận viên th́ nói là ông ta chỉ bị choáng
nhẹ. Thế th́ việc Nguyễn Phú Trọng không sử
dụng kênh báo Đảng, cho thấy, cũng giống
như các trường hợp đă xảy ra của
Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang :
Đảng giấu thông tin, bưng bít thông tin, ém nhẹm
thông tin, chủ ư là không thông tin ra ngoài. Mà không thông tin ra ngoài,
th́ làm sao Trung Quốc có thể nắm được ? Mà
nếu Trung Quốc không nắm được, th́ làm sao có
cơ sở để tin là bệnh thật.
Chuyện thứ hai là, nếu
Nguyễn Phú Trọng chủ ư tạo ra bệnh của ḿnh
để « giả chết, bắt quạ »,
để thanh trừng trong nội bộ Đảng, th́
ta lại vướng ngay phải điều mà dân gian
gọi là « gậy ông, đập lưng ông ». Cái
bẫy mà ông ta giăng ra với các đối thủ chính
trị (bị sử dụng ngược lại). Quy
định đưa ra năm 2018 : ủy viên Bộ Chính
Trị, các ứng cử viên tổng bí thư phải
bảo đảm được sức khỏe, có
nghĩa là phải được sự xác nhận của
ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Trung
ương, hàng tuần, hàng tháng, và thậm chí hàng ngày….
Nếu như người ta nghĩ là ông ta bị bệnh
(thật), th́ sẽ có những phản ứng thậm chí
mạnh mẽ.
V́ thế, cả hai thuyết âm
mưu đều không đủ cơ sở thuyết
phục. Mà giả thuyết thực tế nhất, gần
gũi nhất, dễ cảm nhận được
nhất, là ông ta ở cái tuổi này, đă bị một
căn bệnh hành hạ. Nếu không cẩn thận, th́
ông ta sẽ đi theo Trần Đại Quang và
tướng Lê Đức Anh.
Một số dấu
hiệu khác trong lễ tang có thể cho phép nhận
định về những ǵ diễn ra trong chính
trường Việt Nam ?
Tôi không nghĩ rằng có những
dấu hiệu, dù là đặc biệt chăng nữa,
trong lễ tang ông Lê Đức Anh lại đủ
lớn, đủ sâu, để có thể cho thấy xu
hướng, hoặc sự thay đổi lớn trong chính
trường Việt Nam, ngoài yếu tố duy nhất
như tôi đă nêu. Và nhiều người khác cũng
đă biết. Đó là Nguyễn Phú Trọng không thể
xuất hiện, và ông ta đang nằm nguyên trong t́nh
trạng khó khăn về sức khỏe.
Khi Nguyễn Phú Trọng rơi vào
t́nh trạng sinh, lăo, bệnh, tử, như một quy
luật không thể bác bỏ, th́ ông ta buộc phải
để lại một khoảng trống quyền
lực rất lớn. Bây giờ có đến hai ghế
(bị khuyết), chứ không phải một, là tổng bí
thư và chủ tịch Nước. Khoảng trống
quyền lực càng lớn th́ chỗ trũng càng sâu, và
nước chảy càng mạnh.
Có nghĩa là sẽ dâng lên một làn
sóng, các quan chức cấp dưới của Nguyễn Phú
Trọng, nổi lên để tranh đoạt quyền
lực với nhau. Đang diễn ra một làn sóng
ngầm, phân chia lại quyền lực. Giữa ba
khối, khối Đảng, khối hành pháp và khối
lập pháp.
Trước đây, khối
Đảng chỉ huy tất cả, theo nguyên tắc là
Đảng lănh đạo toàn diện. Và gần đây
nhất, từ năm 2017 đến nay, xuất hiện
một quan điểm rất phổ biến trong nội
bộ trong Đảng, là Đảng không làm thay, mà
Đảng làm luôn.
Vào lúc cơ chế độc tôn,
tập trung quyền lực vào tay Nguyễn Phú Trọng suy
giảm, th́ sẽ kéo theo việc cơ chế tập trung
quyền lực về cấp trung ương cũng suy
giảm theo. Tôi nghĩ rằng sẽ dẫn đến
một hệ quả tất yếu là : Khối hành pháp và
khối lập pháp sẽ dần dần tách ra khỏi
khối Đảng, tăng cường tiếng nói
của ḿnh. Một cách độc lập tương
đối, hơn là phụ thuộc gần như
tuyệt đối vào khối Đảng trước
đây. Không biết có phải là ngẫu nhiên hay không, mà
trong thời gian ông Trọng bị bệnh, bị « mất
tích », thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă có
một đề nghị đáng chú ư với Quốc
Hội, là tăng quyền cho thủ tướng, một
số quyền không quá quan trọng, nhưng có một
động thái như vậy.
Tôi cho rằng mọi chuyện
bắt đầu, và sắp tới sẽ diễn ra hai
khuynh hướng. Khuynh hướng phân chia lại
quyền lực giữa ba khối, và khuynh hướng ly
tâm giữa khối địa phương với cấp
trung ương. Và song song là xu hướng h́nh thành gần
như chắc chắn một số « sứ quân »
quyền lực hành chính và một số sứ quân lợi
ích riêng, mà chúng ta thường gọi là « nhóm lợi ích
».
Nhiều người ghi
nhận ông Trần Quốc Vượng, thường
trực Ban Bí Thư, tức nhân vật số hai của
Đảng, trong một số bức ảnh cho thấy
đi một ḿnh đến viếng, trong khi hai phái
đoàn, của chính phủ và của Đảng, lại
đều do thủ tướng đứng đầu.
Phải chăng sự phân hóa, như nhà báo Phạm Chí
Dũng nhận định, đă bắt đầu trong
chính lễ tang này ?
Đúng là ông Trần Quốc Vượng
lẻ loi, cô độc. Ông ta không nằm trong một
đoàn nào cả, một đám đông nào cả. Tôi
đặt câu hỏi là : Phải chăng đă có một
sự sắp xếp cố ư ? Tôi cho đó đă là một
thủ thuật chính trị, để chơi xấu
lẫn nhau. Nếu đúng như vậy, th́ đó quả
là một sự phân hóa không nhỏ đâu.
Sau đám tang Lê Đức Anh,
sắp tới vào giữa tháng Năm này sẽ diễn ra
hội nghị trung ương 10. Nếu không có Nguyễn
Phú Trọng, hoặc có Nguyễn Phú Trọng mà không có
những nội dung đặc sắc theo ư của
Nguyễn Phú Trọng, th́ tôi nghĩ là ngay trong hội nghị
đó sẽ diễn ra những phân hóa c̣n lớn hơn
nữa, giữa khối Đảng, hành pháp và lập pháp.
Và lúc đó, người ta sẽ chứng kiến vai tṛ
của ông Trần Quốc Vượng, nếu không cẩn
thận sẽ trở nên mờ nhạt đáng kể, không
kém thua h́nh ảnh mờ nhạt của ông ta tại lễ
tang của tướng Lê Đức Anh.
***
(1) Nhà báo Phạm Chí Dũng đă ghi nhận chính xác
về việc có một mâu thuẫn « rất
lớn » giữa vai tṛ « trưởng
ban Lễ tang » trong Nghị định 105 về «
Tổ chức lễ tang với cán
bộ, công chức, viên chức » với diễn
biến của buổi lễ ngày hôm qua. Trên thực
tế, phụ trách Quốc tang có hai chức « trưởng ban ». Trưởng
ban Lễ tang Nhà nước phải là nguyên thủ,
hoặc tổng bí thư, và trưởng ban Tổ chức
Lễ tang là một phó thủ tướng. Có trách nhiệm
đọc điếu văn là trưởng ban Lễ tang
Nhà nước. Như vậy, người làm thay vai tṛ
của ông Nguyễn Phú Trọng không phải là phó thủ
tướng Trương Ḥa B́nh, mà là thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc, người đọc điếu
văn hôm 03/05.
Trích: RFI 04.05.19
Mục
Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển
điện tử:
hay
www.dcvapt.net
Email: dcvapt@gmail.com
Hiệp Hội Dân Chủ và
Phát Triển Việt