DC&PT - Thời Sự 2019
Bản quyền
hình ảnh Chau Doan/LightRocket via Getty
Images
Dù
trong bối cảnh báo chí được đồng
loạt đăng các bài viết đánh dấu 40 năm
cuộc chiến biên giới, gọi tên Trung Quốc "là
quân xâm lược, quân bành trướng", người
dân tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn bị ngăn
cản khi đi thắp hương, đặt hoa tại
tượng đài và nghĩa trang liệt sĩ.
Nhiều
blogger bày tỏ sự bức xúc trên mạng xă hội
về việc chiếc lư hương dưới chân
tượng Trần Hưng Đạo bị cẩu đi
ngay trong ngày 17/2.
Sau
đó, các báo Việt Nam cho hay chiếc lư
được đưa về đền thờ
Đức thánh Trần ở đường Vơ Thị Sáu,
phường Tân Định, quận 1.
Bí
thư Quận ủy quận 1 Trần Kim Yến
được báo Tuổi Trẻ dẫn lời giải
thích về chuyện này: "Việc thờ phụng nên
được đặt ở đ́nh, đền, chùa
sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức b́nh
thường, ḿnh đưa việc thờ phụng về
đúng vị trí."
Hôm
18/2, từ TP Hồ Chí Minh, nhà văn, nhà quan sát Nguyễn
Viện nói với BBC:
"Cuộc
chiến mang tính Chauvinism của Trung Quốc với
Việt Nam bắt đầu từ ngày 17/2/1979 và kéo dài
cả chục năm sau đó, gây tang thương mất
mát rất lớn cho quân dân Việt Nam cũng như lính
Trung Quốc."
"Tuy
nhiên, dường như cuộc chiến thảm khốc
đó đă bị che giấu và bóp méo. Mặc dù, những
thỏa thuận im lặng ấy chỉ được
thi hành ở một phía: Việt Nam."
"Trong
rất nhiều năm, những chiến sĩ Việt Nam
đă hy sinh v́ tổ quốc hầu như bị quên lăng.
Đảng Cộng sản luôn luôn tuyên truyền, không
chừa một cơ hội nào, để vinh danh hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
nhưng cuộc chiến vệ quốc với Trung
Quốc, họ tỏ ra khiếp nhược một cách
khó hiểu."
"Thậm
chí những bia tưởng niệm ở biên giới phía
Bắc c̣n bị đục bỏ, chưa kể c̣n
biết bao hài cốt chiến sĩ vẫn nằm lại
đâu đó không được t́m kiếm quy tập. "
"Tuy
thế, những công dân Việt Nam yêu nước, mỗi
năm đến ngày 17/2 đều t́m cách dâng hương
tưởng niệm, nhưng năm nào cũng bị chính
quyền ngăn cản, câu lưu."
"Sau
40 năm trốn tránh sự thật lịch sử, năm
nay nhà nước bật đèn xanh cho phép báo chí lên
tiếng, cựu Chủ tịch nước Trương
Tấn Sang đă đi thắp hương ở nghĩa
trang liệt sĩ. Nhưng các quan chức đương
quyền vẫn giấu mặt."
"Việc
dời lư hương dưới chân tượng Trần
Hưng Đạo là hành động vô đạo ngoài
sức tưởng tượng, có thể gọi là
thất đức."
"Người
dân muốn tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ theo
cách của riêng ḿnh, một lần nữa, bị cấm
cản. Tôi cũng nằm trong số đó, công an yêu cầu
tôi không được đi đâu ngày 17/2."
"Tại
sao lại có hiện tượng có vẻ trái ngược
đó? Tôi cho rằng, trước hết có sự biến
chuyển trong quan hệ quốc tế, tương quan giữa
Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc. Thứ hai, trước
áp lực của dân chúng, chính quyền buộc phải cho
báo chí nhắc đến sự kiện bi thảm này
để bảo đảm tính chính danh của họ."
"Điều
thấy rơ nhất là chính quyền không chấp nhận ḷng
yêu nước không nằm trong sự kiểm soát của
họ. Nếu họ cho phép những cuộc tưởng
niệm xảy ra, điều đó có nghĩa là họ
đồng ư với những ǵ mà những người
đấu tranh làm từ trước tới giờ và
buộc phải công nhận sự tồn tại đúng
đắn của những người bất đồng
chính kiến và đấu tranh cho dân chủ."
"Chính
quyền sợ những cuộc "tụ tập"
ấy dẫn đến những cuộc biểu t́nh
lớn hơn, ảnh hưởng đến quan hệ
ngoại giao, thậm chí chống chính quyền."
"Những
lo sợ ấy trong điều kiện hiện nay là không
thể. Nó chỉ chứng tỏ rằng Nhà nước
vừa coi dân như trẻ con, vừa sợ hăi nhân dân
của ḿnh, vừa e ngại có thể làm "đồng
chí" láng giềng mất ḷng."
"Vụ
việc cho thấy vẫn chỉ là một chính quyền
thiếu tự tin và đánh mất niềm tin của nhân
dân."
Bản quyền hình ảnh VGP
Cũng
trong hôm 18/2, nhà báo Ngọc Vinh, thư kư ṭa soạn báo
Tuổi Trẻ, cựu quân nhân chiến trường
Campuchia, nói với BBC:
"Rơ
ràng năm nay, có chuyển biển mới trong công tác
chỉ đạo truyền thông của nhà cầm quyền
về việc đưa tin kỷ niệm ngày 17/2."
"Nếu
các năm trước, kể từ sau 1990, báo chí rất
hạn chế nói hoặc không đả động ǵ
đến ngày này th́ năm nay ta thấy báo chí rùm ben lên
về những hậu quả đau thương của
cuộc chiến tranh mà Trung Quốc mang lại cho
đất nước và người dân Việt Nam trong
năm 1979 và 10 năm tiếp sau đó."
"Tuy
c̣n sự e dè trong cách đưa tin của đài truyền
h́nh quốc gia (VTV) hay cách gọi tên cuộc hội
thảo khoa học của các nhà viết sử, nhưng
nh́n chung, báo chí phản ánh về cuộc chiến này
thật khí thế. Nhiều báo đă gọi thẳng Trung
Quốc là kẻ xâm lược, quân bành trướng,
những kẻ thảm sát dân thường…"
"Theo
tôi, việc thay đổi này cho thấy, có tín hiệu
mới về mặt chính trị được phát ra
từ các nhà lănh đạo. Nó cũng cho thấy sức ép
của Trung Quốc lên truyền thông Việt Nam có phần
giảm bớt. Thế nhưng sức ép về mặt khác
vẫn c̣n, chẳng hạn như việc tụ tập
biểu t́nh phản đối Trung Quốc qua các h́nh
thức tưởng niệm cuộc chiến."
Đề
cập về vụ chiếc lư hương bị
cẩu đi đang gây xôn xao, ông Ngọc Vinh nói:
"Một bản tin trên báo Sài G̣n Giải Phóng ngày 15/1 nói
về chủ trương sửa chữa hai tượng
đài tại quận 1 là tượng Phù Đổng Thiên
Vương ở ngă 6 Lê Thị Riêng và tượng Trần
Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng
để ngăn xuống cấp."
"Rất
tiếc là bản tin này không nói ǵ về việc di dời
lư hương. Theo tôi, nếu việc cẩu lư
hương xảy ra trước Tết hay sau đây vài
tháng th́ chẳng có việc ǵ xảy ra về mặt dư
luận, thế nhưng dư luận dậy sóng v́ ngày
cẩu lư hương xảy ra đúng thời
điểm tưởng niệm 17/2."
Bản quyền
hình ảnh Other
"Tượng
đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch
Đằng vốn là một điểm tưởng
niệm truyền thống của người dân Sài G̣n
nhiều năm qua về ḷng yêu nước. Việc trùng
hợp, không biết là ngẫu nhiên hay cố ư, đă
tạo ra cách nghĩ xấu của người dân về
chính quyền. Họ kết nối việc dời lư
hương với việc Nhà nước muốn cấm
đoán người dân tiến hành một cuộc
tưởng niệm bày tỏ ḷng yêu nước."
"Nếu
chính quyền TP Hồ Chí Minh xử lư tinh tế hơn th́
đă không có ǵ xảy ra."
"Trong
việc này, tôi cho rằng, nếu chính quyền biết
điều phối tế nhị mọi chuyện như
một trọng tài bóng đá có đẳng cấp
để có thể tổ chức sắp xếp cuộc
tưởng niệm diễn ra nhẹ nhàng và kiểm soát
được những bộc phát mất b́nh tĩnh
(nếu có) của người dân th́ không xảy ra những
điều đáng tiếc, vừa không làm sứt mẻ
về mặt ngoại giao."
"Nếu
làm được vậy, chính quyền có được
cái lợi khi chứng minh bản lĩnh đối phó
của ḿnh giữa hai t́nh huống: sức ép của
người dân và sức ép của Trung Quốc."
Đề
cập về việc các trang mạng xă hội đang
phổ biến một văn bản được cho là
của chính quyền phát đi về việc ngăn
người dân đến "gây rối" tại
tượng đài Trần Hưng Đạo và có khẩu
hiệu "xấu về chính trị" trước hôm
17/2, nhà báo Ngọc Vinh cho hay: "Đó là các chỉ
đạo nội bộ mà chúng ta thường thấy
trong bộ máy chính quyền lâu nay."
"Điều
đó càng cho thấy sức ép từ trên xuống
dưới, có liên quan đến Trung Quốc, trong việc
chống tụ tập có thể dẫn đến biểu
t́nh và sự mất kiểm soát của đám đông. Tôi
nghĩ, nhà nước nào cũng e ngại các cuộc
biểu t́nh chính trị v́ nó có thể dẫn đến
hậu quả khôn lường cho họ, ngay cả
những xứ sở có truyền thống dân chủ
như nước Pháp…"
Mục
Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển
điện tử:
hay
www.dcvapt.net
Email: dcvapt@gmail.com
Hiệp Hội Dân Chủ và
Phát Triển Việt