DC&PT -
Thời Sự 2019
Nhân tài không phải để trưng
bày
LGT DC & PT: Nếu ham tiền th́ người có khả năng ở hải ngoại đâu cần về Việt Nam. Từ 30.04.75 đến nay, lănh đạo CSVN chỉ ôm áp "giấc mộng con", tư duy cho đảng, cho chế độ, chứ không cho dân, cho đất nước. Cái ǵ có sẵn th́ lấy, chia nhau, t́m mọi cách để moi tiền dân. Tài nguyên của đất nước, con người, trí tuệ bị pha phí một cách vô trách nhiệm. Nói chung, CSVN chỉ dùa quyền lực về phần ḿnh, không có "mộng lớn". Người có tài và ư thức đặt câu hỏi: Chúng ta được hưởng ân huệ của đất nước, vậy chúng ta có nghĩa vụ và muốn cống hiến tài năng cho ai?
Diễn
đàn “Người Việt có tầm ảnh hưởng
toàn cầu” (Vietnam Global Leaders Forum - VGLF) lần
đầu tiên được tổ chức ở Paris -
Pháp vào hai ngày 30 và 31-3 vừa rồi, với sự tham
dự của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân đă cho thấy một dấu hiệu
thực sự tích cực trong chiến lược thu hút
nhân tài, một chiến lược lâu dài của Việt
Nam suốt nhiều năm qua. Đánh giá đúng vai tṛ
của người Việt ở hải ngoại, trân
trọng tài năng và đóng góp của họ cho thế
giới là một bước mở để nhân tài
nhận ra rằng Chính phủ đang trọng vọng
họ thế nào. |
Từ thông điệp
“chọn người tài chứ không chọn người
nhà” đến khẳng định gần đây nhất
của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng: “Không
có nhân tài th́ không thể phát triển đất
nước. Nhưng có nhân tài rồi mà không trọng
dụng th́ càng khiến đất nước suy yếu”.
Thủ tướng
nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn coi
trọng đội ngũ trí thức, nhân tài; luôn mong
muốn phát huy tốt nhất tiềm năng của
đội ngũ tri thức trong và ngoài nước
để trở thành nguồn lực, sức mạnh cho
phát triển đất nước, nâng cao hơn nữa
vị thế quốc gia.
Song, Thủ
tướng cũng không khỏi băn khoăn, trăn
trở về chuyện sử dụng nhân tài như thế
nào và làm sao để trí tuệ, năng lực
người Việt được tỏa sáng, đóng góp
cho sự phát triển phồn vinh của đất
nước. Thủ tướng nói,
đó là vấn đề lớn.
|
Minh họa: Ngô Xuân Khôi. |
Hiện nay, những chính sách, chiến lược
để thu hút người tài đă
bắt đầu được đề cập và
triển khai khá mạnh mẽ ở nhiều nơi. Như ở TP HCM, người có tài năng
đặc biệt sẽ được thưởng
thấp nhất là 50 triệu đồng và tối đa là
một tỷ. Hàng loạt các địa
phương khác cũng có chính sách “trải thảm
đỏ” cho nhân tài.
Chúng ta thỉnh thoảng cũng đọc
được ở đâu đó rằng, có những trí
thức trẻ sẵn sàng từ bỏ thu
nhập ngất ngưởng ở xứ người
để trở về phục vụ đất
nước… Đó là một tín hiệu
mới tích cực.
Nhưng song song với đó, chúng ta vẫn phải nh́n
nhận một thực tế rằng, vấn đề thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài vẫn là
một vấn đề nhiều trăn trở. Hẳn
nhiều người vẫn c̣n nhớ về trường
hợp của Giáo sư Trương Nguyện Thành v́ không
đủ chuẩn làm hiệu trưởng Trường
Đại học Hoa Sen (theo Luật Giáo dục của
Việt Nam) nên ông đă khăn gói trở về Mỹ.
Nhiều người đánh giá rằng, đây là một
sự đáng tiếc của ngành giáo dục và gây mất
niềm tin đối với việc thu hút nhân tài của
Việt Nam.
Sự việc đáng tiếc của “GS quần đùi”
cho thấy một thực tế đang tồn tại
rằng, một mặt ta nói thu hút nhân
tài là tạo cơ chế để nhân tài phát huy nhưng
một mặt, ta lại đang bắt nhân tài phải
“chui” vào cái cơ chế hiện hữu của ḿnh. Đó là một nghịch lư mà nó sẽ khiến cho
những người khác ở bên ngoài nh́n vào đánh giá.
Ví như một người như Giáo sư
Trương Nguyện Thành c̣n không được làm
hiệu trưởng của một trường
đại học tư ở Việt
“Trải thảm đỏ cho nhân tài về nước”,
người ta đă nói về điều này hàng chục
năm qua, nhưng cho đến nay nhiều nhân tài vẫn
không thể nh́n thấy “thảm đỏ” đó là như
thế nào?! Phải chăng những chính sách thu
hút nhân tài của chúng ta chưa đúng? Giáo
sư Trương Nguyện Thành và rất nhiều nhân tài
khác cần ǵ? V́ sao họ “tắc
đường” và quyết định không ở lại
Việt
Tất nhiên trước tiên, chính sách đăi
ngộ phải đủ để nhân tài yên tâm cống
hiến. Song, đó không phải là điều kiện
đủ để giữ chân nhân tài bởi nếu nói
về đăi ngộ th́ các công ty tư nhân, công ty nước
ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn sẽ có chế
độ tốt hơn rất nhiều so với khu
vực Nhà nước.
Như vậy, cách giữ chân nhân tài
phải là những thứ khác chứ không liên quan
đến tiền. Đó có thể là cách quản lí,
sử dụng nhân tài, là môi trường làm việc có tính
kích thích để họ cống hiến, thậm chí
để họ chủ động và sáng tạo trong công
việc; có chiến lược hoạch định
để nhân tài thăng tiến…
Trong một lần đến Việt
Có thể, chế độ đăi ngộ để thu hút nhân tài vào bộ máy công quyền hay các
cơ quan khoa học, sự nghiệp ở các địa
phương hiện nay là khá tốt. Song, phải chăng
chúng ta vẫn đang có một sự nhầm lẫn
giữa thu hút bằng chế độ
đăi ngộ và chuyện tạo môi trường
để giữ chân họ?
Năm trước, thống kê về chiến
lược thu hút nhân tài ở Đà
Nẵng đă có một sự phản hồi rất
buồn, lần lượt có hàng chục người tài
đă… bỏ chạy! Mặc dù báo cáo của
các sở ngành, đơn vị liên quan đều cho
rằng đă “bố trí công việc phù hợp với tŕnh
độ, chuyên ngành đào tạo, các học viên đều
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Nhưng đó chỉ là ư từ một phía, c̣n câu hỏi
đặt ra là: Vậy th́ v́ sao vẫn có nhiều nhân tài
sẵn sàng từ bỏ chế độ được
đăi ngộ để ra bên ngoài? Phải
chăng những người có năng lực, có chí
tiến thủ thật sự nh́n thấy môi trường
làm việc không c̣n phù hợp th́ phải t́m hướng
đi mới để phát triển khả năng thay v́
ở lại chỗ cũ để ngày càng mai một?!
Vậy thứ mà người tài cần
nhất là môi trường để phát huy hết khả
năng, tạo dựng sự nghiệp, danh tiếng cho
bản thân chứ không phải v́ tiền. Và đó cũng đang là cái thiếu của
nhiều nơi.
Trong một hội thảo về
thu hút nhân tài diễn ra trong năm 2018, một trí thức
đă nói rằng, yếu tố môi trường làm việc
cực kỳ quan trọng. Anh lấy ví
dụ,
Ở đó, có hàng chục công ty lớn,
hàng ngh́n công ty nhỏ, cộng thêm các trường
đại học lớn ở xung quanh. Nó là cả một môi trường, chứ không
phải một người hay một công ty.
Từ chuyện nhiều người tài
ở Đà Nẵng và nhiều chuyện khác về nhân tài,
có thể rút ra một điều, môi trường làm
việc với nhân tài mới là yếu tố giữ chân
được họ. Nhưng tiếc rằng, trong
các đề án thu hút nhân tài của
nhiều tỉnh thành hiện nay chỉ thấy kèm theo
mức thưởng, hỗ trợ ban đầu chứ
chưa thấy đề án nào hứa hẹn một môi trường
làm việc chuyên nghiệp cả.
Tạo dựng được môi
trường làm việc thông thoáng cho nhân tài c̣n quan trọng
hơn quy định về mức thưởng, phụ
cấp. Nhân tài, nếu không có đất để
dụng vơ th́ cũng sẽ trở thành vô dụng và họ
phải tháo chạy là chuyện đương nhiên!
Hoàng Lăm
Trích: An ninh thủ đô 13.04.19
Mục
Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển
điện tử:
hay
www.dcvapt.net
Email: dcvapt@gmail.com
Hiệp Hội Dân Chủ và
Phát Triển Việt