TS Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sĩ
Phu):
“Tôi chỉ là người nhận
thức được chân lư”
Tâm Don
Cuốn sách Chia tay ư thức hệ của Tiến
sĩ Nguyễn Xuân Tụ, tức Hà Sĩ Phu, được
Tự Do Xuất Bản ấn hành đang gây xôn xao cộng
đồng mạng. Rất nhiều người quyết
tâm lùng mua bằng được cuốn sách có giá trị
này. Và Việt Nam Thời Báo đă có cuộc chuyện
tṛ với nhà bất đồng chính kiến này xung quanh cuốn
sách để đời của ông.
TS Hà Sĩ Phu.
VNTB: Cuốn sách “Chia tay ư thức hệ” đối
với ông, là một đứa con tinh thần hay là một
sản phẩm trân quư?
TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu: Những bài tôi viết ra
đều là từ tim óc của ḿnh mong góp chút nhận thức
để làm tốt xă hội, để trả ơn
đất nước và cuộc đời đă nuôi dưỡng
ḿnh, nên đương nhiên là những đứa con tinh thần
của ḿnh, c̣n mọi đánh giá là do độc giả.
Riêng cuốn Chia tay ư thức hệ vốn manh nha từ
năm 2012 do thiện ư của bạn đọc trong và
ngoài nước. Lúc ấy tôi có viết mấy lời gửi
độc giả 2012, nhưng không hiểu sao sự việc
không thành, nay mới thấy tiếp tục và tôi vui biết
đă có sách.
VNTB: Ông viết ba tiểu luận: “Dắt tay
nhau đi dưới tấm biển chỉ đường
của trí tuệ”, “Đôi điều suy nghĩ của một
công dân” và “Chia tay ư thức hệ” trong hoàn cảnh nào?
TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu: Hoàn cảnh ư, có hơi
phức tạp một chút. Tôi là người làm khoa học
tự nhiên, ngành sinh học, chuyển từ Viện Khoa học
VN ở Hà Nội vào Đà Lạt định nuôi cấy mô
vài cây thuốc quư.
Một hôm ngồi nghe tuyên giáo báo cáo thời sự ở
Đà Lạt (1988), chị TS Kiến trúc Đặng Việt
Nga con cụ Trường Chinh bảo tôi: Một vài điều
anh thường nói chuyện với bạn bè gần
gũi khiến tôi cắt nghĩa được nhiều
vấn đề, hôm nào anh hệ thống lại nói với
bạn bè cho vui. Thế là sau đó có một cuộc chuyện
tṛ tại nhà tôi, tôi vẽ một biểu đồ, như
một cuộc thuyết tŕnh sinh học, chứng minh nếu
xuất phát từ đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô
sản th́ không đến được cái đích tốt
đẹp mong muốn, nửa đường sẽ tắc,
sẽ ngụy biện, sẽ phải theo thế giới về
kinh tế nhưng sẽ đổi mới giả về
chính trị và tư tưởng…Nghe xong mọi người
đồng t́nh lắm và bảo tôi phải viết thành bài
nghiêm chỉnh gửi ngay cho các cơ quan lư luận và báo
chí. Thế là với chiếc máy chữ cọc cạch
(1988 làm ǵ có vi tính và Internet), không có một cuốn sách nào,
trong đầu có thế nào viết ra thế ấy. Ai ngờ
10 trang đánh máy ấy gây chuyện to: Hội Nhà văn VN
và Tạp chí Sông Hương và một số nhà văn
th́ nhiệt liệt hưởng ứng, Ủy viên Bộ
Chính trị Đào Duy Tùng th́ vác bài ấy đi phê phán khắp
nơi, các báo chí chính thống của Đảng Cộng sản
liên tiếp viết hơn 30 bài phê phán (huy động cả
triết gia Trần Đức Thảo). Bài lan ra hải ngoại
th́ tạo ra làn sóng khen ngợi, tán dương, tự nhiên
Hà Sĩ Phu thành nhân vật chính trị mà từ thuở bé
đến giờ có biết chính trị là cái ǵ? Chỉ
định viết một bài ấy thôi, nhưng thấy bị
phê phán buộc phải viết thêm hai bài sau để giải
thích, để thành một hệ thống mạch lạc
cho có đầu có đuôi.
VNTB: Điều ǵ ông tâm đắc nhất trong cuốn
sách “Chia tay ư thức hệ”?
TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu: Chọn ra cái ǵ tâm
đắc nhất th́ cũng khó. Nhưng cứ tạm ghi
nhận th́ có thể kể ra mấy điểm sau đây:
- Trước hết vạch được cái sai lầm
lớn nhất của cái gọi là “ḥn đá tảng” để
thiết kế toàn bộ chủ thuyết cộng sản
là việc lấy đấu tranh giai cấp làm động
lực của tiến hóa và dùng giải pháp chuyên chính vô sản
để giải quyết bất công. Tôi nêu được
vai tṛ Tiền phong của Trí tuệ và sự tự do cạnh
tranh Trí tuệ chính là động lực Tiến hóa.
- Chủ nghĩa cộng sản chẳng qua là một chế
độ phong kiến độc tài biến tướng,
nên gieo vào mảnh đất phong kiến phương
Đông mới đúng đất của nó, để nó
đâm rễ sâu rộng nên sẽ kéo dài hơn các nước
Đông Âu.
- Nêu được tính chất tạm thời của
chủ nghĩa thực dân, tất yếu sẽ hết khi
nhân loại đi lên, nên nóng vội đánh chủ nghĩa
thực dân bằng mọi giá (kể cả cái giá gây tác hại
về sau) là dại dột. Điều này về sau đọc
Phan Châu Trinh tôi mới biết cụ Phan đă nói như thế
rồi.
- Ngay 30 năm trước tôi đă dự đoán “người
ta” sẽ mắc kẹt giữa chủ nghĩa với thực
tế nên nhất định sẽ ứng xử bằng
cách dối trá và ngụy biện, ngụy trang…
VNTB: Nhiều ư kiến của ông trong ba tiểu
luận nói trên vào thời điểm 25- 30 năm trước
là táo bạo và mạnh mẽ nhưng ở thời điểm
hiện nay nó không có ǵ mới mẻ nếu không nói là ấu
trĩ, nhưng tại sao khi quyết định xuất bản
thành sách “Chia tay ư thức hệ” ông không bổ sung và chỉnh
sửa?
TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu: Tất cả những bài viết
và trả lời phỏng vấn của tôi có thể gom
thành 3 cụm:
- Ba bài lư luận cơ bản (từ 1988 đến
1995);
- Hơn 200 bài sau đó (từ 1997 đến nay), để
đáp ứng những t́nh h́nh thực tế, thời sự
của xă hội Việt Nam, nhất là nạn cướp
đất, đàn áp dân quyền và nguy cơ Bắc thuộc;
- Những bài có tính văn học như văn xuôi, thơ
và câu đối.
Cuốn sách “Chia tay ư thức
hệ” của TS Hà Sĩ Phu.
Cuốn Chia tay ư thức hệ chỉ là “cụm”
bài thứ nhất, chỉ về nhận thức cơ bản,
chứng minh lư thuyết Mác-Lê là những ảo tưởng
phi khoa học và tai hại, lại viết từ 30 năm
trước, khi chưa có phong trào dân chủ như hiện
nay, th́ đương nhiên chưa có tính thời sự nóng
bỏng và về nhận thức cũng chưa chín muồi
như hiện nay. Sự cập nhật về nhận thức
và thời sự như VNTB đề cập xin giành cho 200
bài viết bổ sung về sau, chắc phải thành một
tập riêng, nên chưa có mặt trong tập Chia tay ư thức
hệ này. Tôi chỉ đề nghị quư vị có hảo
tâm in sách th́ bổ sung thêm 1 hoặc 2 bài mới trong con số
200 bài mới đó như một sự báo trước mà
thôi. V́ tôn trọng tính chất lịch sử của ba bài
chính luận ấy nên tôi muốn giữ nguyên văn, không
chỉnh sửa ǵ.
VNTB: Vào thời điểm 1988-1995, ông có nghiên cứu
tài liệu, sách vở nào để phản bác chủ
nghĩa Marx- Lenin? Hay sự phản bác của ông chỉ dựa
vào nhận thức của ông?
TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu: T́m ra chân lư th́ rất khó, nhưng
khi đă t́m được chân lư th́ có thể diễn đạt
theo kiểu bác học, kinh viện, nhưng cũng có thể
diễn đạt một cách phổ thông, ai cũng hiểu
được v́ chân lư chính là thực tiễn của đời
sống không có ǵ xa lạ (việc phát hiện thuyết Nhật
tâm để thay thuyết Địa tâm là một ví dụ).
Tôi không dám nhận ḿnh là phát hiện ra chân lư mà chỉ là nhận
thức được chân lư, đối chiếu lư luận
Mác-Lê với những quy luật sinh học, và t́m cách diễn
đạt thôi. Tôi chọn cách diễn đạt thứ
hai, phổ thông, ai nghe cũng hiểu được, nhân
dân cần cái đó. Chính cơ quan an ninh, những khi hỏi
cung tôi, họ cũng bảo “bài viết của ông nguy hiểm
v́ quá dễ hiểu, không cần sách vở ǵ cũng hiểu
được”. Tất nhiên khi gặp điều ǵ cần
“check” lại thêm cho chắc th́ tôi phải t́m sách để
duyệt lại xem cho kỹ lưỡng, nhưng đọc
để cho ḿnh, thành nhận thức của ḿnh rồi
tôi mới viết ra, chỉ khi thật cần thiết tôi
mới dẫn sách.
VNTB: Có khá nhiều người đă gọi
ông là nhà tư tưởng. Ông có nhận ḿnh là nhà tư tưởng
không? Tại sao?
TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu: Tôi nhận thức thế
nào, viết ra thế đó. Tôi biết cũng có lúc tôi
được gọi là nhà văn hóa, nhà tư tưởng,
là thức giả-học giả ǵ đó… Tôi cảm ơn
nhưng không dám nhận bất cứ danh hiệu ǵ, có danh
chỉ thêm phiền thêm khổ. Tôi chỉ là một anh làm
khoa học tự nhiên, nh́n quê hương ḿnh đang tơi
bời và tương lai bất trắc mà phải dâng xă hội
chút nhận thức của ḿnh như sự đền
đáp phần nào công ơn của đất nước,
của cuộc đời đă tạo sinh ra ḿnh và cho ḿnh
tọa hưởng bao nhiêu thành quả quá vĩ đại,
chết mà không trả ơn th́ là thằng ăn quịt. Vậy
thôi.
Ngay cái bút danh Hà Sĩ Phu cũng không phải tôi tự xưng
là Sĩ Phu Bắc Hà. Chữ Hà khi là họ Hà th́ có nghĩa
nghi vấn như một dấu hỏi Sĩ Phu là ai, là thế
nào, có Sĩ Phu không?
VNTB: Ông có dự đoán rằng, vào thời
điểm nào đó, chính quyền Việt Nam sẽ nói lời
“chia tay ư thức hệ” với chủ nghĩa cộng sản
không?
TS Nguyễn Xuân Tụ - Hà
Sĩ Phu: Quy luật của sự nhận lỗi xưa nay là: Trước
một lỗi lầm nếu nhận sớm ngay từ
đầu th́ rất đơn giản, nhưng đă chọn
con đường ngụy biện, dối trá để chống
lại lẽ phải th́ cứ phải sinh ra sự dối
trá sau để củng cố sự dối trá trước,
lúc đầu c̣n châm chước được sau càng ngày
càng căi chầy căi cối, cứ thế ngày càng rúc sâu thêm
vào con đường cụt, càng khó quay ra.
Tôi có kinh nghiệm: Khi t́nh h́nh đă đủ chín để
không thể căi được nữa th́ ta để kẻ
có lỗi được tự thân t́m cách nhận lỗi một
cách nào đó gián tiếp, nhận lỗi mà không quá mất mặt.
Chứ lúc ấy mà c̣n tiếp tục dồn nó vào đường
cùng th́ nó phát khùng: “Ông vô lư thế đấy, mày làm đ… ǵ
được ông” th́ có phải dở không, chẳng có lợi
ǵ. C̣n như kẻ có lỗi không tự biết lỗi mà
c̣n dùng vũ lực hại ta th́ lúc ấy đâu c̣n là chuyện
đối thoại, tranh căi nữa?
Nhưng thực ra điều này mới quan trọng: thằng
thầy, thằng chủ nợ, thằng bạn vàng 16 chữ
có cho phép nó giă từ đường cũ hay không, con đường
Ư THỨC HỆ tai hại đă dẫn lối cho con sói Bắc
phương đặt cả 4 chân vào ngôi nhà VN yêu dấu của
chúng ta mà tổ tiên ta đă chống chọi cả 1000
năm vô cùng tài giỏi?
Phải “chia tay ư thức hệ” bởi cứ nghĩ
đến công lao tổ tiên mà nay bị tan hoang là không cầm
được nước mắt.
VNTB:
Chân thành cám ơn ông!
VNTB gửi
BVN.
Trích:BVN
23.12.18
Mục
Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển
điện tử:
hay
www.dcvapt.net
Email: dcvapt@gmail.com
Hiệp Hội Dân Chủ và
Phát Triển Việt